

Gỗ ép công nghiệp được tạo thành từ nhiều ván ép gỗ khác nhau sản xuất dựa trên máy móc, thiết bị hiện đại. Vật liệu này đang ngày càng được sử dụng nhiều trong xây dựng bởi giá thành rẻ và không cần phải bảo quản kỹ như gỗ tự nhiên. Hãy cùng DURAflex tìm hiểu các điểm khác biệt về chủng loại, bảng giá giữa ván gỗ ép và tấm vân gỗ DURAwood để chọn ra sản phẩm thích hợp nhất.
Gỗ ép công nghiệp là các ván ép gỗ xếp chồng lên nhau được tạo từ nguyên liệu thừa của gỗ tự nhiên với keo kết dính và các chất phụ gia khác. Để tạo ra tấm gỗ ép công nghiệp, ta cần phải băm nhỏ, xay bột rồi sau đó dùng keo ép lại thành những tấm dày.
Chọn kích thước ván ép phù hợp với nhu cầu (Nguồn: Internet)
Ván ép gỗ công nghiệp chứa 70-85% nguyên liệu gỗ tự nhiên và được sản xuất bằng máy móc và các thiết bị hiện đại. Gỗ tự nhiên dùng để sản xuất gỗ ép công nghiệp thường là sồi, mun, tần bì, trắc,...
Gỗ công nghiệp được sử dụng thay thế khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả ngày càng đắt đỏ. Đồng thời, sản phẩm từ gỗ công nghiệp được đa dạng hóa hơn gỗ tự nhiên, có thể ứng dụng trong làm các loại ván gỗ ép, sàn, ốp,...
Gỗ ép công nghiệp được xem là vật liệu phổ biến thay thế gỗ tự nhiên với các đặc điểm nổi bật như sau:
So với gỗ tự nhiên thì ván ép gỗ công nghiệp mang đến giải pháp vật liệu rẻ hơn nhưng khả năng thẩm mỹ tương tự, không thua gì gỗ thật. Phổ biến nhất trong dòng ván ép công nghiệp giá rẻ phải kể đến các loại như MFC, MDF, HDF,...
Gỗ công nghiệp thường ít cong vênh và co ngót, nhờ đó giúp cho vật liệu giữ được tuổi thọ lâu. Đồng thời với ưu điểm này, thợ thi công sẽ dễ dàng tạo mặt phẳng và sơn màu, tránh tình trạng sần sùi, thô kệch.
Gỗ ép công nghiệp thường có phôi gỗ sẵn, do đó có thể được sản xuất hàng loạt mà không mất quá nhiều thời gian.
Ván ép từ gỗ công nghiệp có công năng sử dụng cao, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế, đặc biệt là phong cách hiện đại, trẻ trung.
Dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng loại vật liệu này cũng có một vài nhược điểm như sau:
Nhược điểm của các loại ván ép trên thị trường (Nguồn: Internet)
Trên thị trường có rất nhiều loại gỗ công nghiệp ra đời để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng như ván gỗ ép cho vật liệu làm tường. Dưới đây là một số các loại gỗ công nghiệp phổ biến được dùng trong nhà tiền chế, nhà khung thép, nhà container...:
Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard) là loại ván gỗ dăm, trên bề mặt được phủ một lớp nhựa Melamine nhằm tăng độ bền và tính thẩm mỹ. Về nguyên liệu, MDF được tạo thành từ các loại gỗ rừng ngắn ngày như: bạch đàn, cao su, keo.
- Độ bền cao và rất cứng chắc.
- Vì có bề mặt Melamine nên tấm ván này có thể chống cháy, chống thấm.
- Dễ dàng vệ sinh lau chùi.
- Đây là một trong các loại ván gỗ ép có giá thành khá rẻ so với thị trường.
- Chịu nước kém,
- Ván khổ lớn không đồng đều.
Ván gỗ ép làm sàn MFC là loại vật liệu có giá thành rẻ hiện nay (Nguồn: Internet)
Gỗ MFC được ứng dụng trong các sản phẩm nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng. Chúng thường được sản xuất thành bàn, giường, tủ...của nhà gác lửng, nhà container...
Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) là loại ván gỗ sợi có mật độ trung bình. Về cấu tạo, ván gỗ ép MDF bao gồm 5 thành phần chính: bột sợi gỗ, chất kết dính, paraffin wax, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.
- Chống mối mọt, chống vênh tốt.
- Ván gỗ ép MDF còn có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
- Khả năng chịu nước thấp, dễ bị bung ván nếu tiếp xúc với nước lâu ngày.
- Vân gỗ không thật như gỗ tự nhiên.
MDF phù hợp cho những sản phẩm nội thất có kiểu dáng phức tạp như: giường, tủ quần áo, cửa gỗ, bàn ghế, thiết kế nội thất văn phòng, công trình.
Gỗ HDF được xem là một trong các loại ván gỗ ép công nghiệp làm sàn có mật độ sợi cao. Về thành phần, HDF được sản xuất từ 80% - 85 % gỗ tự nhiên kết hợp với các chất phụ gia và chất tạo độ cứng.
- Chống trầy xước
- Chịu ẩm tốt hơn các loại ván gỗ ép công nghiệp khác
- Giá gỗ HDF thuộc vào top cao nhất trong các loại ván ép công nghiệp.
Gỗ HDF thường được ứng dụng trong việc sản xuất đồ nội thất và ngoại thất. Đó là các sản phẩm như: cửa ra vào, hàng rào, tấm ốp tường,...
SmartWood hay còn có tên gọi khác là gỗ nhân tạo. Về cấu tạo, smartwood được sản xuất từ hai nguyên liệu chính đó là: xi măng và sợi cellulose ép ở cường độ cao.
Smartwood có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại ván gỗ ép làm sàn khác như: chịu lực, chịu ẩm tốt…. Giá thành của loại xi măng giả gỗ cũng khá hợp lý cho túi tiền của nhiều gia đình.
Smartwood là một trong các loại ván gỗ ép được ứng dụng rộng rãi để sản xuất nhiều sản phẩm nội ngoại thất khác nhau. Chẳng hạn như: lam che nắng, bậc cầu thang, tấm ốp tường, la phông…
Plywood còn có tên gọi khác là gỗ dán. Gỗ dán được sản xuất từ nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng 1mm. So sánh giá thành các loại gỗ công nghiệp thì gỗ dán cao hơn giá gỗ MDF chống ẩm.
Với mong muốn tìm giải pháp mới có giá thành thấp, khắc phục được nhược điểm của gỗ thật và ván gỗ công nghiệp, tấm xi măng vân gỗ DURAwood trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho mọi công trình.
Tấm xi măng vân gỗ DURAwood được sản xuất dựa trên nền tấm xi măng DURAflex. Sản phẩm hoàn toàn khắc phục được những nhược điểm của gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, các loại gỗ nhựa ngoài trời nên được ưa chuộng và tin dùng rộng rãi trong ngành xây dựng.
Nếu gỗ ép công nghiệp khắc phục được một phần nhược điểm của gỗ tự nhiên thì tấm vân gỗ DURAwood hoàn toàn khắc phục được khuyết điểm của cả hai loại gỗ này.
Tổng hợp các mẫu vân gỗ DURAwood với đa dạng mẫu mã và màu sắc không kém cạnh các loại gỗ ván ép thông thường
Mỗi loại vân có họa tiết khác nhau phù hợp với từng phong cách
Tùy vào sở thích, nhu cầu của gia chủ mà chọn mẫu vân phù hợp
Với những ưu điểm mà tấm ván gỗ DURAwood mang lại so với các loại ván gỗ làm sàn thông thường, bạn hoàn toàn an tâm lựa chọn vật liệu này để thay thế cho gỗ thật, gỗ công nghiệp. Để biết thêm thông tin về tấm xi măng vân gỗ DURAwood hoặc cần tư vấn, hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Đánh giá và nhận xét
Đánh giá trung bình
0/5
5
4
3
2
1
Chia sẻ và nhận xét về bài viết
Chia sẻ và nhận xét về bài viết
Bài viết chưa có đánh giá nào