Nhảy đến nội dung

DURAflex Chào buổi chiều!

Mua hàng 0

Đơn giá vật liệu thi công sàn tường vách mái nhà xưởng trọn gói chi tiết từng hạng mục

Nhà xưởng là không gian quan trọng và cốt lõi trong quy trình sản xuất và kinh doanh. Thiết kế và thi công nhà xưởng đòi hỏi sự chuyên nghiệp, chính xác và hiểu rõ về các yêu cầu đặc thù của công trình. Trong bài viết này, cùng DURAflex khám phá các yếu tố quan trọng trong quá trình thi công nhà xưởng, từ khâu lập kế hoạch, chọn lựa vật liệu, thiết kế kiến trúc, đến quy trình thi công chất lượng và báo giá vật liệu thi công chi tiết.

Phân loại các nhà xưởng phổ biến hiện nay

Đối với ngành công nghiệp, nhà xưởng luôn là vấn đề được các công ty đặc biệt quan tâm để tạo nên môi trường làm việc an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi xây dựng nhà xưởng phải dựa trên đặc thù và tính chất riêng của ngành để lựa chọn loại nhà xưởng phù hợp.

Dưới đây là 6 loại nhà xưởng phổ biến được các công ty thực thi xây dựng như sau:

Loại 1: Nhà xưởng thép tiền chế

Nhà xưởng thép tiền chế là một hình thức xây dựng sử dụng các cấu kiện thép đã được chế tạo sẵn và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật đã được xác định trước. Quá trình sản xuất nhà thép tiền chế bao gồm ba giai đoạn chính: thiết kế, gia công cấu kiện và lắp đặt tại công trình. Mỗi giai đoạn này đều được thực hiện với sự kiểm soát chất lượng và quản lý cẩn thận để đảm bảo sản phẩm hoàn thiện đạt được tiêu chuẩn cao nhất.

Tấm xi măng DURAflex là một vật liệu lý tưởng cho việc xây dựng nhà xưởng thép tiền chế. Tấm DURAflex có độ bền cao, thích hợp làm vách ngăn và tường nhà xưởng. Tấm cemboard DURAflex cũng có thể được sử dụng làm vật liệu cho sàn nhà xưởng bởi khả năng chịu tải trọng và chịu lực cao, giúp chịu đựng các hoạt động và trọng lượng máy móc trong môi trường công nghiệp. Bên cạnh đó, khả năng chống cháy và chịu ẩm vượt trội của tấm đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về an toàn, bền vững trong thời gian dài.

Image
thi công nhà xưởng thép tiền chế bằng tấm xi măng DURAflex

Một số đặc điểm của nhà xưởng thép tiền chế như:

  • Với cấu trúc và cấu kiện thép chắc chắn, nhà xưởng thép tiền chế có khả năng chịu lực tốt mà không cần sử dụng nhiều vật liệu khối lượng lớn. Điều này giúp giảm chi phí, thời gian thi công và tăng tính linh hoạt trong thiết kế xây dựng. 
  • Chất liệu khung là thép nên sẽ chống chọi được tốt hơn khi có những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài tác động. Ngoài ra, cấu tạo và tính chất của thép sẽ hạn chế được rủi ro về hỏa hoạn, cháy nổ.
  • Xây dựng nhà xưởng thép tiền chế sẽ tận dụng được khoảng không gian nhà xưởng vì thông thường bên trong có ít cột, điều này giúp cho việc lắp đặt và bố trí máy móc sản xuất được thực hiện một cách thuận tiện hơn.

Loại 2: Nhà xưởng nhiều tầng

Nhà xưởng nhiều tầng là một phương án tốt trong trường hợp doanh nghiệp có diện tích đất hạn hẹp, công nghiệp sản xuất hỗ trợ. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp nhỏ có diện tích nhà xưởng khoảng 100m2. Nhằm gia tăng diện tích sử dụng, các doanh nghiệp lựa chọn cho mình dạng nhà xưởng nhiều tầng.

Image
thi công mẫu nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng

Khi xây dựng nhà xưởng nhiều tầng, việc lựa chọn vật liệu xây dựng nhẹ và có khả năng chịu lực tốt là rất quan trọng để giảm tải trọng kết cấu và đảm bảo tính an toàn, ổn định cho công trình. Trong trường hợp này, tấm DURAflex là một lựa chọn lý tưởng bởi tấm có cường độ chịu lực cao, giúp kết cấu tổng thể chịu tải trọng tốt. Tấm xi măng DURAflex là một vật liệu xây dựng nhẹ, giúp giảm tải trọng công trình. Với tính nhẹ, việc vận chuyển, thi công và lắp đặt tấm DURAflex trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian.

  • Nhà xưởng nhiều tầng cho phép tận dụng không gian theo chiều cao, giúp tăng diện tích sử dụng mà không cần mở rộng quá nhiều diện tích đất, giúp tối ưu hóa hiệu suất sử dụng không gian.
  • Việc có nhiều tầng giúp tách biệt các phòng làm việc, vùng sản xuất và khu vực lưu trữ,... tăng cường hiệu suất sản xuất và quản lý công việc.
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng hơn vì việc sử dụng một kết cấu chung và chia sẻ hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, hệ thống thông gió và hệ thống PCCC.

Loại 3: Nhà xưởng bê tông cốt thép

Nhà xưởng bê tông cốt thép là một giải pháp xây dựng truyền thống được sử dụng trong ngành công nghiệp từ lâu. Loại nhà xưởng này được xây dựng bằng việc kết hợp hai vật liệu chính là bê tông và cốt thép, tạo nên một hệ composite vững chắc và có khả năng chịu lực cao hơn.

Image
thi công nhà xưởng bê tông cốt thép

Nhà xưởng bê tông cốt thép khá giống với nhà xưởng thép tiền chế, tuy nhiên nhà xưởng bê tông cốt thép chủ yếu được làm từ bê tông nhiều hơn thay vì thành phần là từ thép. Đối với loại nhà xưởng này, cấu tạo cột, dầm sàn được sử dụng vật liệu là bê tông, chỉ riêng phần mái nhà được dựng bằng khung thép.

  • Bê tông có tính chống cháy tốt, giúp bảo vệ nhà xưởng khỏi nguy cơ cháy nổ, giảm thiểu nguy cơ lan truyền lửa và đảm bảo an toàn cho công nhân và tài sản trong nhà xưởng.
  • Vật liệu bê tông có độ nén cao, do đó công trình sẽ bền chắc, chịu được tải trọng nặng và các tác động môi trường khắc nghiệt
  • Việc thiết kế và thi công nhà xưởng bê tông cốt thép dễ dàng, nhanh chóng và thông thường phù hợp với loại nhà xưởng từ 1000m2.

Loại 4: Nhà xưởng kết hợp văn phòng làm việc

Ngày nay, đa số ở các doanh nghiệp đều kết hợp văn phòng vào xưởng sản xuất. Sự kết hợp này cũng được xem là một trong những phương pháp tối ưu để đạt được hiệu quả trong quản lý sản xuất. Loại hình nhà xưởng này bao gồm hai khu vực chính là sản xuất và văn phòng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít nhân viên có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư về tiết kiệm chi phí đầu tư, hỗ trợ quy trình quản lý vận hành linh hoạt, phù hợp.

  • Việc có văn phòng kết hợp trong không gian nhà xưởng giúp quá trình  tương tác và giao tiếp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thuận tiện hơn, nhanh chóng đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề phát sinh. 
  • Tiết kiệm chi phí vận hành nhờ các dịch vụ chung như điện, nước, internet và hệ thống thông gió có thể được chia sẻ và sử dụng chung, giảm thiểu các chi phí phát sinh. 
Image
thi công nhà xưởng kết hợp văn phòng làm việc

Loại 5: Nhà xưởng kết hợp hệ sinh thái

Ở mô hình nhà xưởng kết hợp với hệ sinh thái nghĩa là loại nhà xưởng có trồng thêm cây xanh, bố trí hồ nước nhân tạo trong khuôn viên của nhà xưởng. 

  • Với hệ sinh thái trong môi trường làm việc sẽ giúp giảm đi bụi bặm, làm cho cảnh quan nhà xưởng trở nên thư thái, mát mẻ.
  • Những khu vườn, không gian xanh và hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn góp phần tạo ra cộng đồng xanh, sạch, đẹp và làm tăng chất lượng cuộc sống cho cư dân trong khu vực.
Image
thi công nhà xưởng kết hợp hệ sinh thái

Đối với mô hình này, chủ đầu tư nên chọn vật liệu xanh có bề mặt giống gỗ thật như tấm xi măng vân gỗ DURAwood để xây dựng nhà xưởng. Tấm xi măng vân gỗ DURAwood được làm từ xi măng Portland, cát mịn, đá vôi và sợi Cellulose nghiền bi siêu mịn, giảm sự tác động tiêu cực lên môi trường. Sử dụng vật liệu xanh như tấm DURAwood đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức độ khai thác gỗ tự nhiên, bảo vệ rừng và giảm lượng chất thải xây dựng.

Image
tấm xi măng vân gỗ DURAwood là vật liệu xanh thi công nhà xưởng

Với bề mặt giống gỗ thật, tấm DURAwood mang lại vẻ đẹp tự nhiên và sự ấm cúng cho nhà xưởng. Ngoài ra, tính linh hoạt trong thiết kế của vật liệu này cho phép tạo ra các kiến trúc độc đáo và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu và mục đích sử dụng của nhà xưởng.

Loại 6: Nhà xưởng đôi

Nhà xưởng đôi là một loại cấu trúc xây dựng gồm hai phần nhà xưởng riêng biệt được kết hợp lại thành một đơn vị hoàn chỉnh. Thông thường, nhà xưởng đôi bao gồm hai khoang không gian rời nhau hoặc được liên kết thông qua các cầu nối. Mỗi phần của nhà xưởng đôi có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau như sản xuất, lưu trữ, văn phòng, hoặc xử lý hàng hóa.

  • Cung cấp không gian lớn hơn cho các hoạt động sản xuất và lưu trữ. Các nhà xưởng đôi cũng cho phép phân chia chức năng và sắp xếp công việc một cách hiệu quả, giúp tăng năng suất và quản lý tốt hơn.
  • Nhà xưởng đôi cũng tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển sau này. Nếu một phần của nhà xưởng không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phần còn lại có thể được sử dụng để mở rộng hoặc thích ứng với các yêu cầu mới.
Image
thi công nhà xưởng đôi

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thi công lợp mái bằng tấm Cemboard chi tiết, đúng kỹ thuật cho mọi công trình

Các yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá thi công nhà xưởng

Khi lựa chọn thi công nhà xưởng, chủ đầu tư luôn quan tâm đến đơn giá thi công. Tuy nhiên, đơn giá thi công nhà xưởng có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào một số yếu tố gây ảnh hưởng sau đây:

1. Vật liệu xây dựng nhà xưởng

Vật liệu là tiêu chí được chú trọng nhiều nhất bởi nó là thành tố ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công trình. Giá vật liệu xây dựng có thể biến đổi theo tình hình thị trường. Sự tăng giảm giá cả này sẽ ảnh hưởng đến đơn giá thi công nhà xưởng. Các chủ đầu tư nên chọn vật liệu xây dựng chất lượng và có khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn, nhu cầu sử dụng trong nhà xưởng.

>> Báo giá thi công sàn nhẹ trọn gói và giá bán vật tư mới nhất 2023

Image
Vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến đơn giá thi công nhà xưởng

Nhà xưởng thép tiền chế sử dụng tấm xi măng lát sàn DURAflex để giúp giảm chi phí xây dựng đáng kể

Đối với doanh nghiệp thi công nhà xưởng, một trong những yếu tố cần đảm bảo là việc xây dựng sàn, tường và vách nhà xưởng phải bền chắc, chịu được tải trọng và tác động khắc nghiệt từ môi trường cũng như trong quá trình sản xuất. Vì thế, tấm Cemboard DURAflex ra đời, cung cấp những tính năng và ưu điểm vượt trội, đảm bảo chất lượng cho công trình.

Image
Tường nhà xưởng sử dụng tấm xi măng DURAflex 2X để thi công

Nhà xưởng thi công từ tấm xi măng DURAflex 2X giúp tường bền chắc, chịu lực, chịu tải trọng tốt hơn

Tấm DURAflex 2X: “Nhanh gấp 8 lần, bền chắc gấp đôi!”

  • Bền chắc: Với cấu trúc tinh thể được sản xuất dưới công nghệ độc quyền của Saint-Gobain, tấm xi măng DURAflex 2X (6mm-10mm) phù hợp cho việc thi công tường vách nhà xưởng. Tấm DURAflex 2X chịu được lực với cường độ cao, không cong vênh, mục nát trong thời gian dài sử dụng.
  • Chịu ẩm vượt trội: Tấm xi măng DURAflex có tính chất chịu ẩm, chịu nước cao do sự liên kết chặt chẽ, cấu trúc chứa khe rỗng với cơ chế hít thở 2 chiều, giúp tấm bền bỉ với thời tiết và môi trường ẩm ướt trong nhà xưởng.
  • Khả năng chống cháy: Nhờ vào thành phần chính gồm Portland, cát mịn, đá vôi và sợi Cellulose nghiền bi siêu mịn, tấm có khả năng chống cháy vượt trội, phù hợp với những nhà xưởng yêu cầu tiêu chuẩn chống cháy cao.
  • Chịu lực – chịu tải trọng cao: Đối với tấm xi măng DURAflex 2X trên 12mm là tấm xi măng trơn ứng dụng cho lót sàn thay thế bê tông đúc hoặc ván gỗ ép công nghiệp. 
  • Bề mặt phẳng mịn: Cấu trúc đồng nhất từ lõi đến bề mặt tấm nhờ các thành phần được trộn và nghiền siêu mịn, giúp tăng tính thẩm mỹ hơn cho công trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp.
Image
Tấm bê tông siêu nhẹ thi công sàn là gì

Tấm xi măng DURAflex là loại vật liệu hữu dụng, không chỉ mang đến sự chắc chắn và bền bỉ, giảm tải trọng công trình, mà còn đáp ứng được tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm có độ dày từ 4.0mm đến 20.0mm phù hợp cho từng nhu cầu ứng dụng khác nhau với giá thành hợp lý.

Lưu ý, DURAflex chỉ là đơn vị cung cấp giải pháp vật liệu thi công nhà xưởng, không phải là đơn vị thi công nhà xưởng. Giá tấm xi măng sợi DURAflex 2X siêu bền làm sàn, tường, vách, mái nhà xưởng dao động từ 146.000 - 990.000 VNĐ/tấm tùy theo kích thước, độ dày và ứng dụng của tấm. Vui lòng nhấn vào nút báo giá ngay dưới đây để đội ngũ nhân viên của DURAflex liên hệ tư vấn chi tiết nhất cho Quý khách hàng.

Báo giá tấm xi măng DURAflex 2X

2. Công năng nhà xưởng

Đơn giá thi công nhà xưởng cũng phụ thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của chủ đầu tư. Nhà xưởng được xây dựng với đơn giá thấp thường dành cho các công trình đơn giản như kho chứa hàng hoá nhẹ. Tuy nhiên, đối với những nhà xưởng có nhiều yêu cầu phức tạp hơn, đơn giá xây dựng sẽ cao hơn. 

3. Địa điểm xây dựng nhà xưởng

Việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình cũng ảnh hưởng đến chi phí thi công nhà xưởng. Địa điểm xây dựng cần đảm bảo tiện lợi trong việc vận chuyển vật tư thiết yếu đến công trường, giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển.

Ngoài ra, địa chất của khu vực xây dựng cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Các yếu tố như độ sạt lở, độ nứt nẻ của đất đai và mức độ cứng cáp của nền móng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp xây dựng và cần phải đầu tư thêm chi phí cho các biện pháp khắc phục và gia cố. 

4. Quy mô của nhà xưởng

Đối với quy mô nhà xưởng càng lớn, chi phí phát sinh cũng lớn tương đương. Khi quy mô của nhà xưởng lớn, ví dụ như 3000m2, 15000m2 hoặc 20000m2, sẽ có sự chênh lệch đáng kể về chi phí thi công. Chính vì vậy, chủ đầu tư cần thận trọng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu để xây dựng nhà xưởng với quy mô phù hợp và tối ưu hóa chi phí nhất.

5. Mẫu thiết kế nhà xưởng

Mẫu thiết kế nhà xưởng cũng góp phần lớn trong việc xác định chi phí thi công. Các mẫu thiết kế nhà xưởng hiện nay khá đa dạng và phong phú. Đơn giá thi công nhà xưởng từ đó cũng có thể thay đổi tùy theo nhu cầu và kiến trúc xây dựng. Thường thì những mẫu thiết kế hiện đại sẽ có giá trị cao hơn do mang lại nhiều tiện nghi, tính thẩm mỹ và hiệu suất công việc tốt hơn. 

6. Thời gian thi công nhà xưởng

Chủ đầu tư cần lựa chọn các đơn vị thi công có uy tín để đảm bảo lên kế hoạch thi công hợp lý và đúng tiến độ. Quản lý dự án cần thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý, ký kết hợp đồng và tuân thủ những quy định liên quan về tiến độ thi công. Điều này đảm bảo rằng công việc được thực hiện đúng kế hoạch, tránh những trục trặc và thiếu sót, đảm bảo tính hiệu quả của dự án.

Đơn giá chi phí xây dựng nhà xưởng công nghiệp tham khảo

Chi phí thi công nhà xưởng, nhà kho dưới 1.500 m2

Đối với công trình chiều cao dưới 7,5m, tường 110 xây cao 2m, thưng tôn, cửa chớp tôn, mái tôn 1 lớp 0,45mm, cột kèo thép tổ hợp, nền bê tông dày 15cm có chi phí dự tính như sau:

  • Không có cầu trục, đơn giá dao động: từ 1.300.000đ/m2 đến 1.500.000đ/m2
  • Có cầu trục 5 – 10 tấn, đơn giá dao động: từ 1.800.000đ/m2 đến 2.000.000đ/m2

Đối với công trình chiều cao dưới 7,5m, tường 220 xây cao 4m, thưng tôn và cửa chớp tôn, mái tôn 0,45m, cột bê tông cốt thép, kèo thép tổ hợp, có cửa trời, mái tôn có đơn giá xây dựng: từ 2.000.000đ/m2 đến 2.200.000đ/m2.

Chi phí thi công nhà xưởng, nhà kho từ 3.000 m2 đến 10.000 m2

Công trình được mô tả sơ bộ như sau:

  • Chiều cao dưới 7,5m;
  • Nền nhà xưởng 15cm bê tông cốt thép;
  • Cột, vì kèo thép tổ hợp, có cửa trời;
  • Mái tôn có chống nóng dày 0,45m;
  • Tường 220 xây cao 2m, thưng tôn và cửa chớp tôn;
  • Thông thường nhà xưởng xây dựng cơ bản làm nhà kho nhẹ, có diện tích trên 3000m2.

Đơn giá xây dựng nhà xưởng: từ 1.500.000đ/m2 đến 1.800.000đ/m2

Chi phí thi công nhà xưởng, nhà kho trên 10.000 m2

Công trình được mô tả sơ bộ:

  • Chiều cao dưới 7,5m;
  • Nền nhà xưởng bê tông cốt thép;
  • Cột, vì kèo thép tổ hợp, có cửa trời;
  • Mái tôn có chống nóng dày 0,45m;
  • Tường 220 xây cao 2m, thưng tôn, cửa chớp tôn;
  • Thông thường nhà xưởng xây dựng cơ bản làm nhà kho nhẹ, có diện tích trên 10.000m2.

Đơn giá dao động: từ 1.200.000đ/m2 đến 1.500.000đ/m2

Lưu ý: DURAflex là đơn vị cung cấp vật liệu thi công sàn, tường, vách, mái nhà xưởng, không phải đơn vị thi công. Đơn giá xây dựng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ đến đơn vị thi công uy tín để được báo giá chi tiết nhất.

Những lưu ý khi định mức chi phí thi công nhà xưởng

  • Xác định mục tiêu dự án: Trước khi định mức chi phí, cần hiểu rõ mục tiêu và yêu cầu của dự án nhà xưởng, bao gồm diện tích, công năng sử dụng, cấu trúc, vật liệu, tiêu chuẩn chất lượng, và các yêu cầu khác.
  • Khảo sát và thiết kế chi tiết: Tiến hành khảo sát và thiết kế chi tiết để có cái nhìn tổng quan về công trình nhà xưởng. Điều này giúp xác định rõ các yếu tố cần thi công, từ đó định mức được chi phí cho từng khâu công việc.
  • Tính toán vật liệu và lao động: Xác định các loại vật liệu cần sử dụng và số lượng cần thiết. Tính toán số lượng lao động và thời gian thi công dựa trên công việc cụ thể để định mức chi phí nhân công.
  • Tham khảo giá cả: Nắm bắt thông tin về giá cả của các vật liệu, máy móc, thiết bị và dịch vụ thi công. Tham khảo các nhà cung cấp, thầu phụ, và báo giá từ các đơn vị thi công để có cái nhìn tổng quan về giá cả.
  • Dự phòng và rủi ro: Đảm bảo tính dự phòng và tính toàn vẹn của chi phí bằng cách dự trù một phần chi phí cho các yếu tố không mong muốn hoặc rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công.
  • Tính toán tổng thể: Tổng hợp các chi phí đã ước lượng để tính toán tổng chi phí thi công nhà xưởng. Bao gồm cả chi phí thi công trực tiếp và gián tiếp, các khoản phụ phí, thuế và lợi nhuận.
  • Lựa chọn vật liệu chất lượng để tránh gây hao phí và sửa chữa: Sử dụng vật liệu kém chất lượng có thể dẫn đến sự hao phí và tăng chi phí sửa chữa trong tương lai. Để tránh những vấn đề này, một lựa chọn hợp lý là sử dụng sản phẩm của DURAflex. DURAflex là một nhà cung cấp vật liệu xây dựng uy tín, nổi tiếng với các sản phẩm chất lượng cao và độ bền vượt trội. Bằng việc sử dụng sản phẩm DURAflex trong quá trình thi công, bạn có thể yên tâm về chất lượng và hiệu suất của công trình xây dựng.
  • Các chi phí khác: Lệ phí thẩm định dự án đầu tư, chi phí kiểm toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán, lệ phí thẩm định dự án đầu tư và chi phí bảo hiểm công trình.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn phân biệt được những dạng nhà xưởng phổ biến cho doanh nghiệp hiện nay và lựa chọn được nguồn nguyên vật liệu chính hãng nhằm đảm bảo được chất lượng và tối ưu chi phí cho công trình.

DURAflex tự tin mang đến những sản phẩm vượt trội hàng đầu, cung cấp giải pháp vật liệu xây dựng tốt nhất cho các doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn chi tiết về vật liệu thi công sàn, tường, vách, mái nhà xưởng từ DURAflex, hãy liên hệ với chúng tôi qua website hoặc tổng đài tư vấn miễn phí toàn quốc 1800 1218.

Đánh giá và nhận xét

Đánh giá trung bình

0/5

5

4

3

2

1

Chia sẻ và nhận xét về bài viết

Chia sẻ và nhận xét về bài viết

Đánh giá của bạn về bài viết:

Bài viết chưa có đánh giá nào