Nhảy đến nội dung

DURAflex Chào buổi tối!

999 Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thành nhà mới đẹp, giá rẻ

Cải tạo nhà cũ là giải pháp cần thiết cho những ngôi nhà đã xuống cấp sau một thời gian sử dụng trở nên phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại và đảm bảo an toàn cho những thành viên sinh sống trong nhà. Bài viết sau đây, DURAflex sẽ cung cấp đến bạn một số ý tưởng thiết kế nội thất cùng kinh nghiệm để việc cải tạo nhà trở nên hiệu quả hơn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu về sửa chữa, cải tạo nhà cũ trọn gói

Cải tạo nhà cũ là gì?

Cải tạo nhà cũ là quá trình sửa chữa, nâng cấp chất lượng, mở rộng diện tích sử dụng hoặc thay đổi kết cấu, bố trí lại các không gian trong nhà. Từ đó, mang lại môi trường sống thoáng đãng, tiện nghi và hiện đại hơn.

Image
Cải tạo nhà là quá trình nâng cấp không gian sống, mang lại diện mạo mới

Cải tạo nhà là hành trình nâng cấp không gian sống, mang đến diện mạo mới và sự tiện nghi cho ngôi nhà (Nguồn: Internet)

Dịch vụ cải tạo nhà bao gồm những gì?

Dịch vụ cải tạo nhà cũ trọn gói mang đến giải pháp toàn diện, giúp nâng cấp không gian sống với quy trình chuyên nghiệp bao gồm:

  • Khảo sát và tư vấn: Đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án cải tạo phù hợp về thẩm mỹ và kỹ thuật.
  • Lập kế hoạch và báo giá: Đưa ra dự toán chi phí chi tiết, giúp gia chủ chủ động tài chính.
  • Thiết kế nội thất và kiến trúc: Lên ý tưởng, bản vẽ 3D, tối ưu không gian sống.
  • Thi công và giám sát: Triển khai cải tạo, kiểm soát chất lượng trong từng công đoạn.
  • Bàn giao và bảo hành: Đảm bảo công trình đạt tiêu chuẩn, hỗ trợ bảo trì sau hoàn thiện.
Image
Dịch vụ cải tạo nhà trọn gói có quy trình làm việc chuyên nghiệp

Dịch vụ cải tạo nhà trọn gói có quy trình làm việc chuyên nghiệp (Nguồn: Internet)

Đừng nhầm lẫn giữa cải tạo và sửa chữa nhà

Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa cải tạo và sửa chữa nhà, nhưng thực tế hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt.

  • Cải tạo nhà là quá trình nâng cấp, thay đổi kết cấu hoặc không gian sống trên diện rộng. Điều này có thể bao gồm việc bố trí lại phòng ốc, thay đổi thiết kế nội thất hoặc làm mới toàn bộ không gian để phù hợp với nhu cầu sử dụng mới.
  • Sửa chữa nhà chỉ tập trung vào việc khắc phục những hư hỏng nhỏ, giúp duy trì hiện trạng của ngôi nhà. Các công việc như sửa đường ống nước, hệ thống điện, trám lại tường hay thay thế sàn bị hư hỏng đều thuộc phạm vi sửa chữa.
Image
Cải tạo nhà là một quá trình tổng thể, bao gồm cả việc sửa chữa

Cải tạo nhà là một quá trình tổng thể, bao gồm cả việc sửa chữa, nâng cấp và thay đổi cấu trúc (Nguồn: Internet)

Lúc nào cần cải tạo nhà cũ?

Không phải lúc nào nhà xuống cấp cũng cần xây mới. Nếu gặp những dấu hiệu sau, bạn có thể cải tạo để tiết kiệm chi phí mà vẫn có không gian sống tốt hơn:

  • Nhà cũ nhưng kết cấu còn tốt: Nếu tường nhà bong tróc, sơn bạc màu, gạch ốp nứt hay hệ thống điện nước đã cũ nhưng khung nhà vẫn vững chắc, bạn chỉ cần cải tạo để làm mới lại không gian thay vì đập đi xây lại.
  • Thiết kế lỗi thời, không còn phù hợp: Nếu phong cách ngôi nhà quá cũ kỹ, không còn hợp xu hướng hoặc sở thích của bạn, việc cải tạo có thể giúp không gian trở nên hiện đại và tiện nghi hơn. Ví dụ, bạn có thể thay đổi bố cục phòng khách, loại bỏ vách ngăn để tạo không gian mở, thoáng đãng.
  • Diện tích không đáp ứng nhu cầu: Khi gia đình có thêm thành viên, không gian sống trở nên chật chội. Việc mở rộng nhà bằng cách cơi nới nhà hoặc nâng tầng sẽ mở rộng không gian, mang lại sự tiện nghi và thoải mái cho mọi thành viên
  • Nhà thiếu sáng, bí bách: Nếu nhà có nhiều vách ngăn, ít cửa sổ khiến không gian tối tăm, bạn có thể cải tạo bằng cách mở rộng cửa, thêm giếng trời hoặc thiết kế lại nội thất để ngôi nhà trở nên sáng sủa, thông thoáng hơn.
Image
Ngôi nhà với thiết kế cũ, lỗi thời đã đến lúc cần cải tạo

Ngôi nhà với thiết kế cũ, lỗi thời đã đến lúc cần cải tạo để mang lại không gian sống mới mẻ (Nguồn: Internet)

Lúc nào nên xây mới hoàn toàn?

  • Nhà xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng kết cấu: Nếu tường nứt, móng yếu, thép chịu lực lộ ra ngoài, nhà bị thấm dột nghiêm trọng thì cải tạo có thể không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, nếu thay đổi công năng hay thêm tầng, ngôi nhà có nguy cơ mất ổn định.
  • Chi phí cải tạo gần bằng hoặc cao hơn xây mới: Nếu sửa chữa hệ thống điện, nước, móng, mái... tốn kém ngang ngửa hoặc hơn chi phí xây mới, thì xây lại nhà sẽ là phương án hợp lý hơn về lâu dài.
  • Muốn sử dụng lâu dài nhưng cải tạo chỉ giải quyết tạm thời: Nếu bạn mong muốn ngôi nhà bền vững 25-30 năm, nhưng cải tạo chỉ giúp duy trì thêm 5-10 năm, thì việc xây mới sẽ tối ưu hơn, tránh tốn kém chi phí sửa chữa nhiều lần.
Image
Tường nhà bị mốc, bong tróc sơn là dấu hiệu nhận biết cần cải tạo nhà

Tường nhà bị mốc, bong tróc sơn là dấu hiệu nhận biết cần cải tạo nhà (Nguồn: Internet)

Image
Cải tạo nhà cũ nhỏ có thiết kế lỗi thời bằng tấm xi măng Cemboard

Cải tạo nhà cũ nhỏ có thiết kế lỗi thời bằng tấm xi măng làm tường Cemboard DURAflex (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: 

Lợi ích của việc cải tạo nhà cũ

Tạo không gian sống mới, nâng cao chất lượng cuộc sống

Sau nhiều năm hoạt động, ngôi nhà cũ có thể trở nên lỗi thời cả về kiến trúc lẫn công năng. Cải tạo nhà không chỉ giúp mở rộng không gian sinh hoạt mà còn khắc phục những bất tiện trong bố trí cũ. Những thay đổi như thêm cây xanh, loại bỏ tường không cần thiết hay tích hợp tủ âm tường sẽ giúp tối ưu diện tích và nâng cao tiện nghi. Quan trọng hơn, một không gian sống mới mẻ, hiện đại sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực, giúp cả gia đình làm việc và học tập hiệu quả hơn mỗi ngày.

Gia tăng giá trị bất động sản

Khi không thể thay đổi diện tích và vị trí, cải tạo là cách tốt nhất để tăng giá trị bất động sản. Những cải tạo nhỏ có thể nâng cao giá trị cho ngôi nhà của bạn và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư tiềm năng, làm tăng giá trị tài sản trong tương lai.

Khắc phục nhược điểm, tối ưu công năng sử dụng

Cải tạo nhà không chỉ giúp làm mới không gian sống mà còn khắc phục những hạn chế trong thiết kế cũ, đồng thời bổ sung nội thất thông minh, tiện dụng. Với sự phát triển của ngành nội thất, ngày càng có nhiều giải pháp tối ưu không gian với chi phí hợp lý. Việc cải tạo giúp bố trí lại không gian khoa học hơn, nâng cao sự tiện nghi trong sinh hoạt.

Image
Việc cải tạo nhà giúp tạo ra không gian sống thoải mái và tiện nghi

Việc cải tạo nhà giúp tạo ra không gian sống thoải mái và tiện nghi hơn (Nguồn: Internet)

Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ chi tiết

Xác định mục đích và thời gian cải tạo nhà

Trước khi tiến hành sửa chữa, gia chủ cần làm rõ mục đích cải tạo ngôi nhà để có kế hoạch phù hợp. Việc sửa nhà có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tình trạng xuống cấp, hư hỏng hay mong muốn nâng cấp không gian sống trở nên khang trang, hiện đại hơn. Bên cạnh đó, lựa chọn thời gian sửa chữa cũng đóng vai trò quan trọng, giúp giảm thiểu những bất tiện trong sinh hoạt. Gia chủ nên tránh thực hiện vào mùa mưa bão để hạn chế rủi ro và không nên quá vội vàng, đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao. Việc xác định đúng lý do và thời điểm không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo chất lượng công trình lâu dài.

Image
Xác định mục đích và thời gian thiết kế, sửa chữa cải tạo nhà

Xác định mục đích và thời gian thiết kế, sửa chữa cải tạo nhà (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Cải tạo nâng tầng bằng tấm cemboard DURAflex bền đẹp, tiết kiệm chi phí

Các hạng mục cần làm khi cải tạo nhà cũ

Cải tạo nhà cũ là một quá trình phức tạp, đòi hỏi gia chủ phải nắm rõ các hạng mục cần thiết để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ và tối ưu chi phí. Dưới đây là những hạng mục quan trọng trong quy trình cải tạo nhà cũ:

  • Sơn và dặm vá tường cũ: Giúp làm mới diện mạo ngôi nhà và che phủ các vết nứt, hư hỏng.
  • Sửa chữa hệ thống điện nước: Đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, ổn định, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Ốp lát tường, lát đá hoa cương: Tạo vẻ đẹp sang trọng và bảo vệ tường khỏi ẩm mốc.
  • Xây dựng nhà vệ sinh, tường nhà và bố trí lại các phòng: Giúp tối ưu không gian, nâng cao tiện ích sử dụng.
  • Đóng trần thạch cao: Tăng tính thẩm mỹ và cách âm, cách nhiệt cho ngôi nhà.
  • Chống thấm, chống dột: Ngăn chặn tình trạng thấm nước, bảo vệ cấu trúc nhà bền vững.
  • Dán tường nhà: Thay đổi phong cách nội thất với các mẫu giấy dán tường đa dạng, hiện đại.
  • Thi công cửa cổng, khung bảo vệ, lam trang trí: Nâng cao độ an toàn và tính thẩm mỹ.
  • Nâng mái, nâng tầng, cấy ghép sàn: Tăng thêm diện tích sử dụng mà vẫn giữ được kết cấu vững chắc.
  • Thi công nội thất: Tối ưu hóa không gian sống, mang lại sự tiện nghi và thoải mái.
Image
Các hạng mục chính cần thực thi khi thiết kế, cải tạo nhà cũ

Các hạng mục chính cần thực thi khi thiết kế, sửa chữa, cải tạo nhà cũ (Nguồn: Internet)

Chọn dịch vụ cải tạo nhà uy tín, chuyên nghiệp

Việc cải tạo nhà cũ đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn, do đó lựa chọn một công ty thiết kế thi công chuyên nghiệp và uy tín là điều cần thiết. Đơn vị này sẽ giúp gia chủ hoàn thành các hạng mục sửa chữa một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng công trình. Để chọn được công ty phù hợp, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Chọn đơn vị có khả năng khảo sát kỹ lưỡng ngôi nhà, từ đó đưa ra phương án sửa chữa hợp lý và tối ưu nhất.
  • Đơn vị thi công cần cung cấp bản vẽ và kế hoạch thay đổi cấu trúc không gian rõ ràng, đồng thời thảo luận và thống nhất với gia chủ trước khi bắt đầu.
  • Ưu tiên những công ty có kinh nghiệm khắc phục các hiện tượng như tường nứt, nhà thấm dột hay ẩm mốc, đảm bảo chất lượng lâu dài cho công trình.
  • Lựa chọn công ty có cam kết không phát sinh chi phí ngoài dự toán và đưa ra bảng giá hợp lý, minh bạch giúp bạn kiểm soát ngân sách hiệu quả.
Image
Chọn dịch vụ cải tạo nhà cũ thành mới uy tín, chuyên nghiệp

Chọn dịch vụ cải tạo nhà cũ thành mới uy tín, chuyên nghiệp (Nguồn: Internet)

Xin giấy phép cải tạo nhà

Trước khi tiến hành cải tạo nhà cũ, gia chủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc lập kế hoạch chi tiết đến chọn đơn vị thiết kế thi công phù hợp. Tuy nhiên, một bước quan trọng không thể bỏ qua là xác định công trình có cần xin giấy phép cải tạo hay không. Theo quy định của Luật Xây dựng, nếu việc sửa chữa ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, an toàn của công trình lân cận hoặc tác động đến môi trường xung quanh, gia chủ bắt buộc phải xin giấy phép cải tạo.

Sau khi giấy phép được cấp, việc thi công phải hoàn thành trong vòng 365 ngày kể từ ngày cấp phép. Nếu không hoàn thành đúng thời hạn, gia chủ cần tiến hành thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép để đảm bảo quá trình cải tạo diễn ra đúng pháp luật và an toàn.

Lưu ý: Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để xin cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa nhà:

  • Đơn xin cấp phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở riêng lẻ.
  • Bản vẽ hiện trạng của công trình.
  • Bản vẽ xin phép cải tạo công trình.
  • Ảnh chụp công trình và các công trình xung quanh trước khi cải tạo.
  • Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo phù hợp với từng loại công trình, theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
Image
Cải tạo nhà cần xin giấy phép khi có sự ảnh hưởng đến kết cấu nhà

Việc cải tạo nhà cần xin giấy phép khi có sự thay đổi ảnh hưởng đến kết cấu, công năng ngôi nhà (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: 

Dự tính ngân sách cải tạo nhà cũ

Dự tính ngân sách là bước quan trọng giúp gia chủ xác định rõ các hạng mục cần cải tạo, từ đó lên kế hoạch tài chính phù hợp và hiệu quả. Khi có một ngân sách chi tiết, gia chủ dễ dàng kiểm soát chi phí, tránh các khoản phát sinh không cần thiết và hạn chế lãng phí nguồn lực. Đồng thời, việc lập kế hoạch ngân sách còn giúp tối ưu hóa quá trình thi công, đảm bảo các hạng mục cải tạo được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng như mong đợi.

Sử dụng lại nội thất cũ để tiết kiệm chi phí

Trong mỗi ngôi nhà, có những món đồ không chỉ còn mới mà còn chứa đựng giá trị kỷ niệm đặc biệt. Việc khéo léo tái sử dụng những món đồ này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cải tạo nhà mà còn mang lại một không gian ấm cúng, đầy ý nghĩa. Bằng cách kết hợp giữa sự sáng tạo và tính thẩm mỹ, những món đồ cũ có thể trở thành điểm nhấn độc đáo, mang đến sự hài hòa giữa quá khứ và hiện tại.

Yếu tố phong thủy

Trong quá trình sửa chữa và cải tạo nhà, phong thủy không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn tác động sâu sắc đến vận khí của gia đình. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, bạn nên chú trọng đến việc chọn ngày giờ thi công sao cho phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ.
Khi cải tạo nhà cũ, cần đặc biệt lưu ý đến việc bố trí cửa chính, màu sắc nội thất sao cho hài hòa với bản mệnh của từng người, nhằm mang lại may mắn, tài lộc và sức khỏe.

Image
Chọn ngày giờ hoàng đạo là yếu tố cần thiết trước khi cải tạo nhà

Việc lựa chọn ngày giờ hoàng đạo cũng là yếu tố rất cần thiết trước khi tiến hành cải tạo nhà (Nguồn: Internet)

    Ý tưởng cải tạo nhà cũ đẹp như mới theo từng kiểu nhà

    Dưới đây là các mẫu cải tạo nhà đẹp mà gia chủ có thể tham khảo và áp dụng cho ngôi nhà của mình.

    Cải tạo nhà phố mặt tiền

    Lý do cần cải tạo nhà phố mặt tiền

    Nhà phố, đặc biệt là những ngôi nhà có mặt tiền hẹp và được xây dựng từ lâu, thường gặp phải tình trạng xuống cấp và lỗi thời. Những ngôi nhà này thường có kiến trúc cũ, không gian sống hạn chế và thiếu ánh sáng tự nhiên. Do đó, nhiều chủ nhà đã lựa chọn cải tạo nhà phố để cải thiện không gian sống, gia tăng giá trị thẩm mỹ và tiện nghi cho ngôi nhà.

    Biện pháp cải tạo nhà phố mặt tiền

    Để cải tạo nhà phố một cách hiệu quả, gia chủ có thể áp dụng các biện pháp sau:

    • Loại bỏ các bức tường không cần thiết, sử dụng vách ngăn nhẹ hoặc kính để tạo ra không gian mở và thoáng đãng hơn.
    • Lắp đặt cửa sổ lớn, giếng trời hoặc thay thế cửa chính bằng cửa kính để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn làm không gian sống trở nên sáng sủa và thoáng đãng hơn.
    • Chọn lựa đồ nội thất nhỏ gọn, đa chức năng để tiết kiệm không gian. Sử dụng các gam màu sáng và gương lớn để tạo cảm giác rộng rãi hơn.
    • Cải tạo cầu thang theo kiểu mở hoặc xoắn ốc để tiết kiệm diện tích và tạo nên điểm nhấn cho ngôi nhà.
    Image
    Mẫu cải tạo nhà phố mặt tiền hiện đại, đẹp

    Mẫu cải tạo nhà phố mặt tiền hiện đại, đẹp (Nguồn: Internet)

    Cải tạo nhà cấp 4 cũ

    Nhà cấp 4 trở nên phổ biến ở các khu vực nông thôn và ven thành thị nhờ vào những ưu điểm sau:

    • Diện tích nhỏ gọn: Nhà cấp 4 phù hợp với những gia đình nhỏ, giúp tối ưu hóa không gian.
    • Chi phí thấp: Đây là yếu tố quan trọng khiến nhiều gia đình lựa chọn nhà cấp 4 vì phù hợp với ngân sách hạn chế.
    • Thiết kế đơn giản: Với một tầng trệt, nhà cấp 4 rất tiện lợi cho những gia đình có người lớn tuổi, dễ dàng di chuyển và không cần cầu thang.

    Lý do cần cải tạo nhà cấp 4 cũ

    Khi mức sống và nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng tăng, nhà cấp 4 có thể trở nên không đủ tiện nghi hoặc không đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ. Việc cải tạo nhà sẽ giúp bố trí lại không gian, tối ưu hóa diện tích, đồng thời bổ sung các tiện ích cần thiết như phòng vệ sinh, bếp, phòng ngủ.

    Biện pháp cải tạo nhà cấp 4

    Phần lớn những ngôi nhà cấp 4 cũ thường có diện tích nhỏ hẹp. Do đó, khi cải tạo nhà cấp 4, mở rộng không gian là điều tiên quyết cần hướng đến. Gia chủ nên ưu tiên cải tạo nhà theo phong cách tối giản, bố trí lại các phòng và sử dụng đồ nội thất nhỏ gọn, đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.

    Phương án cải tạo tối ưu nhất là xây dựng thêm vách ngăn phòng cho nhà cấp 4 hoặc nâng từ nhà trệt cấp 4 lên nhà cấp 4 hai tầng. Ngoài ra, gia chủ có thể tân trang nội thất cho hiện đại hơn, cải tạo mặt tiền căn nhà bằng cách thay đổi màu sơn, ốp tường ngoại thất, tái thiết kế, cơi nới ban công, mở thêm cửa đón nắng,...

    Image
    Mở rộng không gian sinh hoạt là điều tiên quyết trong cải tạo nhà cấp 4

    Mở rộng không gian sinh hoạt là điều tiên quyết trong cải tạo nhà cấp 4 nông thôn đẹp (Nguồn: Internet)

    >> Đọc thêm:

    Cải tạo nhà 2 tầng cũ

    Lý do cần cải tạo nhà 2 tầng cũ

    Theo thời gian, nhà 2 tầng cũ gặp rất nhiều vấn đề trong kiến trúc như chân tường bong tróc, nền nhà bị võng, nứt nền, nứt trần, nứt tường, thiết kế nội - ngoại thất trở nên lỗi thời, kém sang,... Cải tạo nhà 2 tầng cũ cần giải quyết tất cả các vấn đề này một cách hiệu quả để mang lại ngôi nhà bền đẹp, chắc chắn cho gia chủ.

    Bên cạnh đó, những ngôi nhà 2 tầng cũ thường có phần móng trụ bị hao mòn qua quá trình sử dụng, do đó nên lựa chọn vật liệu cải tạo nhà tầng cũ có trọng lượng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ bền chắc, an toàn. Ứng dụng tấm xi măng DURAflex 2X vào cải tạo làm tấm lót sàn, tường, vách, mái nhà tầng cũ giúp giảm tải trọng, áp lực lên nền móng trụ của ngôi nhà, đảm bảo khả năng chịu lực, chịu tải trọng cao, bền đẹp.

    Biện pháp cải tạo nhà 2 tầng cũ

    Bố trí lại không gian sinh hoạt chung phù hợp, thiết kế không gian gần gũi thiên nhiên (tận dụng ban công, hành lang làm khu vườn nhỏ,...), thay mới tường thành vách ngăn phòng, lựa chọn gam màu sơn tối giản, sáng sủa,... Đặc biệt, gia chủ cần thận trọng trong vấn đề chống thấm, chống nứt tường, mốc tường.

    Image
    Cải tạo nhà 2 tầng cũ cần chú ý vấn đề về kết cấu căn nhà

    Cải tạo nhà ống 2 tầng cũ cần chú ý vấn đề về kết cấu căn nhà (Nguồn: Internet)

    Cải tạo nhà gác lửng cũ

    Mẫu nhà gác lửng đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến trong việc tiết kiệm chi phí xây dựng và tối ưu hóa diện tích sử dụng cho những khu đất diện tích nhỏ. Sự phổ biến của gác lửng đến từ tính tiện ích và thiết kế độc đáo của kiến trúc trong nhà.

    Lý do cần cải tạo nhà gác lửng cũ

    Việc cải tạo nhà gác lửng có thể tối ưu hóa không gian sử dụng, giúp ngôi nhà trở nên thoải mái và tiện nghi hơn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Các yếu tố kết cấu như móng, tường, hay các hệ thống điện, nước có thể bị xuống cấp theo thời gian. Cải tạo giúp gia cố lại các phần này, nâng cao độ bền và sự an toàn cho ngôi nhà.

    Biện pháp cải tạo nhà gác lửng

    Tối ưu hóa không gian sống bằng cách cơi nới nhà cũ, thiết kế thêm gác lửng. Thiết kế cầu thang lên gác lửng nhỏ gọn, đơn giản và chắc chắn, ưu tiên cầu thang có thể xếp gọn vào tường để tiết kiệm không gian. Bố trí lại các phòng và sử dụng nội thất nhỏ gọn, vừa đủ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. 

    Trong quá trình cải tạo nhà gác lửng cũ, việc ứng dụng tấm lót sàn xi măng DURAflex sẽ mang lại những lợi ích vượt trội như độ bền cao, khả năng chống cháy và chịu ẩm tốt, không bị mục nát hoặc bị tác động từ mối mọt như sàn gỗ thông thường. Đồng thời, gia chủ cũng cần điều chỉnh nội thất và ngoại thất căn nhà để tạo ra một không gian phù hợp và thẩm mỹ hơn.

    Image
    Cải tạo nhà gác lửng cũ cần lựa chọn vật liệu trang trí nội thất phù hợp

    Cải tạo nhà gác lửng cũ cần lựa chọn vật liệu trang trí nội thất phù hợp (Nguồn: Internet)

    >> Xem thêm: Cách làm sàn bê tông siêu nhẹ cho nhà cơi nới, nhà khung thép lắp ghép

    Cải tạo nhà ống cũ, xuống cấp

    Lý do cần cải tạo nhà ống cũ

    Những ngôi nhà ống sau một thời gian dài sinh sống thường trở nên xuống cấp trầm trọng và lỗi thời. Vì thế, nhiều chủ nhà đã lựa chọn biện pháp cải tạo nhà cũ nhằm cải thiện không gian sống, tận dụng cho mục đích kinh doanh hoặc cho thuê.

    Những căn nhà này thường có một hoặc hai mặt tiền và thường được xây sát cạnh với nhà hàng xóm. Do đó, các gia đình sinh sống trong ngôi nhà này thường gặp phải các vấn đề như thiếu ánh sáng tự nhiên, không gian hạn chế và cảm giác bí bách, chật chội.

    Biện pháp cải tạo nhà ống cũ

    • Gia chủ có thể đặt vách ngăn phòng khách với phòng bếp hoặc tạo ra các khu vực thông tầng để tận dụng ánh sáng và không khí tự nhiên. Hoặc thay đổi cấu trúc cầu thang để tạo nên không gian rộng rãi và thoải mái hơn.
    • Chọn lựa đồ nội thất nhỏ gọn và đơn giản, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau để tiết kiệm không gian, ví dụ tích hợp ngăn kéo đựng đồ ở cầu thang,...
    • Cải tạo nhà bằng việc xây thêm tầng hay gác lửng để mở rộng không gian sống, tuy nhiên việc này đòi hỏi phải đảm bảo khả năng chịu lực của ngôi nhà.
    • Cải tạo mặt tiền bằng cách sơn mới, ốp tường trang trí, cải tạo ban công hoặc mở rộng kích thước cửa sổ để tăng thẩm mỹ cho căn nhà.
    • Lắp đặt đèn chiếu sáng có công suất lớn và bố trí phù hợp. Ngoài ra, có thể sử dụng giếng trời để tận dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà.
      Image
      Ý tưởng cải tạo nhà ống cũ thành nhà mới đẹp, tiết kiệm chi phí

    Ý tưởng cải tạo nhà ống cũ thành nhà mới đẹp, tiết kiệm chi phí (Nguồn: Internet)

    Cải tạo nhà chung cư cũ

    Cải tạo chung cư cũ cần chú ý cả về nội thất và ngoại thất để mang lại không gian mới mẻ cho căn hộ. Sàn nhà, tường nhà và trần nhà là ba vị trí cần lưu ý lựa chọn vật liệu chất lượng trong quá trình thi công để đảm bảo căn hộ không bị hư hại, ẩm mốc trong quá trình sử dụng. 

    Lưu ý khi cải tạo chung cư cũ

    • Kiểm tra trần nhà kỹ lưỡng: Đây là khu vực dễ bị mối mọt, ẩm mốc và ảnh hưởng từ quá trình sử dụng lâu dài.
    • Cải tạo tường nhà cẩn thận: Việc sửa chữa tường cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhiệt độ và không gian tổng thể của căn hộ.

    Biện pháp cải tạo chung cư cũ

    Để biến căn hộ cũ thành không gian sống tiện nghi, hiện đại, bạn có thể áp dụng những phương pháp cải tạo sau:

    1. Giải phóng không gian

    • Loại bỏ nội thất cũ, cồng kềnh: Loại bỏ những món đồ không cần thiết để giúp căn hộ rộng rãi, thoáng đãng hơn.
    • Sử dụng nội thất thông minh: Ưu tiên các món đồ đa năng như sofa giường, bàn ăn gấp gọn để tiết kiệm diện tích và tăng tính linh hoạt cho không gian.

    2. Tối ưu hóa ánh sáng

    • Thay đổi cửa sổ: Lắp đặt cửa sổ lớn hơn để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, giúp căn hộ luôn sáng sủa, thoáng mát.
    • Bố trí gương hợp lý: Đặt gương ở những vị trí phù hợp như phòng khách, phòng ngủ để tạo hiệu ứng mở rộng không gian và tăng cường độ sáng.
    • Chọn gam màu tươi sáng: Sơn tường, trần nhà với các tông màu như trắng, be, kem giúp không gian trông rộng rãi và hiện đại hơn.

    3. Cải thiện hệ thống điện nước

    • Kiểm tra và sửa chữa: Đảm bảo hệ thống điện nước vận hành ổn định, an toàn để tránh sự cố như rò rỉ nước, chập cháy.
    • Sắp xếp lại hệ thống hợp lý: Thiết kế đường dây điện, đường ống nước khoa học để tối ưu công năng và tính thẩm mỹ.

    4. Tạo điểm nhấn cho không gian

    • Sử dụng vật liệu trang trí: Ốp lát gạch, dán giấy tường hoặc treo tranh ảnh để tạo dấu ấn riêng và nâng cao vẻ đẹp cho căn hộ.
    • Bố trí cây xanh: Đặt cây xanh ở ban công, cửa sổ hay góc nhà để không gian thêm sinh động, gần gũi với thiên nhiên.
    Image
    Cải tạo nhà chung cư cũ cần chú ý cả về nội thất và ngoại thất

    Cải tạo nhà chung cư cũ cần chú ý cả về nội thất và ngoại thất (Nguồn: Internet)

    >> Xem thêm: 15+ Cách cải tạo ban công chung cư đẹp bắt mắt, đơn giản nhất

    Cải tạo nhà tập thể cũ

    Lý do cần cải tạo nhà tập thể cũ

    Nhà tập thể thường có diện tích rộng và nằm gần khu công nghiệp, trường học hoặc khu vực đông đúc. Với tần suất sử dụng cao, những căn nhà này thường trải qua quá trình sử dụng lâu dài và dần xuống cấp nghiêm trọng với các vấn đề xảy ra như tường ẩm, mốc, phần gạch cũ và đóng bụi, nền nhà gồ ghề hay trần nhà xập xệ. Vì vậy, các căn nhà tập thể thường không đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn. Do đó, chủ nhà cần phải tiến hành sửa chữa và nâng cấp ngôi nhà để cải thiện chất lượng cuộc sống.

    Biện pháp cải tạo nhà tập thể cũ

    • Cải tạo cấu trúc cầu thang hay tận dụng ban công để tạo ra không gian mở, gần gũi với thiên nhiên.
    • Tháo dỡ các ngăn cách không cần thiết giữa các phòng để tạo lối đi chung rộng rãi hơn.
    • Cải tạo nhà tập thể cũ bằng cách sơn lại màu sắc và thiết kế tối giản để ngôi nhà trông sáng sủa và có cảm giác thoải mái hơn.
    • Chú ý đến khả năng chống thấm, ẩm mốc của tường và trần nhà để đảm bảo sự an toàn và thoải mái khi sống trong nhà tập thể.
    Image
    Mẫu cải tạo nhà tập thể cũ đẹp như mới, đầy đủ tiện nghi

    Mẫu cải tạo nhà tập thể cũ đẹp như mới, đầy đủ tiện nghi (Nguồn: Internet)

    >> >> Đọc thêm: 

    Cải tạo nhà biệt thự cũ

    Biện pháp cải tạo nhà biệt thự cũ

    Sau nhiều năm sử dụng, biệt thự khó tránh khỏi tình trạng xuống cấp, ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ lẫn công năng. Với không gian rộng lớn, nếu không được cải tạo kịp thời, biệt thự có thể trở nên trống trải, làm giảm giá trị cũng như sự tiện nghi trong sinh hoạt. Vì vậy, việc nâng cấp không chỉ giúp khôi phục vẻ đẹp sang trọng mà còn mang lại cảm giác ấm cúng, hiện đại hơn cho không gian sống.

    Lưu ý khi cải tạo nhà biệt thự cũ

    • Chọn đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm, uy tín để đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công.
    • Khảo sát kỹ lưỡng, lựa chọn nội thất hài hòa với phong cách thiết kế, đảm bảo sự tinh tế và không lỗi thời.
    • Ưu tiên sử dụng nội thất chất lượng cao nhằm tăng độ bền, hạn chế rủi ro và mang lại không gian sống tiện nghi, an toàn.

    Phương pháp cải tạo biệt thự cũ

    Cải tạo biệt thự thường hướng đến việc khắc phục tình trạng lạc hậu, thiếu an toàn và mất thẩm mỹ của biệt thự. Nếu biệt thự đã cũ và xuống cấp nhưng chất lượng kết cấu còn tốt, gia chủ có thể chỉ cần dỡ bỏ và cải tạo hạng mục cũ kỹ để thay thế bằng kiến trúc mới, hiện đại hơn.  

    Image
    Cải tạo nhà biệt thự cũ giúp khắc phục tình trạng cũ kỹ, thiếu thẩm mỹ

    Cải tạo nhà biệt thự cũ giúp khắc phục tình trạng cũ kỹ, thiếu thẩm mỹ (Nguồn: Internet)

    >> Xem thêm: Cải tạo sân thượng tăng không gian sống

    Cải tạo shop, cửa hàng

    Lý do cần cải tạo lại shop, cửa hàng đã cũ

    Cải tạo shop, cửa hàng là một bước quan trọng giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hiệu quả kinh doanh. Sau một thời gian hoạt động, không gian cửa hàng có thể xuống cấp, từ hệ thống điện nước, điều hòa cho đến nội thất và mặt tiền. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn mà còn làm giảm tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp của cửa hàng.

    Biện pháp cải tạo shop, cửa hàng

    • Cải tạo mặt tiền để thu hút khách hàng: Biển hiệu cần được thiết kế nổi bật, dễ nhìn, phù hợp với phong cách của cửa hàng. Kết hợp với cửa kính và hệ thống đèn trang trí sẽ giúp shop trông sáng sủa, bắt mắt hơn, tạo ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
    • Thiết kế lại không gian bên trong: Lựa chọn màu sắc phù hợp với phong cách thương hiệu, bố trí ánh sáng hợp lý để tạo cảm giác ấm cúng hoặc sang trọng. Các kệ trưng bày cần sắp xếp khoa học, phân khu sản phẩm rõ ràng để khách hàng dễ dàng tìm kiếm.
    • Nâng cấp hệ thống ánh sáng: Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật sản phẩm. Sử dụng đèn LED tiết kiệm điện, ánh sáng trắng hoặc màu tùy theo loại hình cửa hàng sẽ giúp không gian trở nên thu hút hơn. 
    Image
    Hình ảnh trước và sau khi cải tạo shop bán quần áo

    Hình ảnh trước và sau khi cải tạo shop bán quần áo (Nguồn: Internet)

    Cải tạo văn phòng cũ

    Lý do cần cải tạo văn phòng cũ

    Sau một thời gian dài sử dụng, văn phòng làm việc có thể trở nên xuống cấp với tường bong tróc, sàn hư hỏng, hệ thống điện nước kém an toàn, gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Bên cạnh đó, thiết kế cũ kỹ, bố trí không gian chưa tối ưu có thể làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên và khiến doanh nghiệp mất đi sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác.

    Biện pháp cải tạo văn phòng cũ

    • Cải tạo mặt bằng, nâng cấp kết cấu: Nếu văn phòng bị xuống cấp nghiêm trọng, cần kiểm tra và sửa chữa lại tường, trần, sàn, hệ thống điện nước để đảm bảo an toàn và chất lượng không gian làm việc.
    • Thiết kế lại không gian làm việc theo phong cách hiện đại: Sử dụng màu sắc tươi sáng, vật liệu thân thiện môi trường, bố trí không gian mở để tăng sự kết nối giữa nhân viên. Có thể thêm cây xanh, ánh sáng tự nhiên để không gian làm việc trở nên thoải mái hơn.
    • Tối ưu không gian, bố trí nội thất khoa học: Sắp xếp lại bàn ghế, khu vực làm việc theo hướng tối giản, hiện đại. Sử dụng nội thất đa năng, vách ngăn bằng tấm xi măng DURAflex để tối ưu diện tích và tạo cảm giác rộng rãi hơn.
    Image
    Hình ảnh trước và sau khi cải tạo văn phòng cũ

    Hình ảnh trước và sau khi cải tạo văn phòng cũ (Nguồn: Internet)

    Cải tạo phòng ngủ

    Lý do cần cải tạo phòng ngủ

    Phòng ngủ là không gian quan trọng giúp thư giãn và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, phòng ngủ có thể xuống cấp với tường bong tróc, sơn phai màu, nội thất cũ kỹ hoặc không gian trở nên chật chội, bí bách. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe.

    Biện pháp cải tạo phòng ngủ

    • Sơn lại tường: Thay đổi màu sơn giúp căn phòng sáng sủa, mới mẻ hơn. Chọn gam màu nhẹ nhàng như trắng, be, xanh pastel để tạo cảm giác thư giãn hoặc màu sắc cá tính theo sở thích.
    • Nâng cấp nội thất: Sử dụng nội thất thông minh như giường có ngăn kéo, tủ âm tường, kệ treo tường để tiết kiệm không gian. Thay mới giường, nệm, bàn trang điểm để tăng sự tiện nghi.
    • Cải thiện ánh sáng và thông gió: Mở rộng cửa sổ, dùng rèm mỏng để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Kết hợp đèn ngủ có ánh sáng ấm để tạo không gian thư giãn.
    Image
    Hình ảnh trước và sau khi cải tạo phòng ngủ

    Hình ảnh trước và sau khi cải tạo phòng ngủ (Nguồn: Internet)

    10 mẫu nhà mới “lột xác” ngoạn mục sau cải tạo

    Mẫu 1: Cải tạo nhà ống 2 tầng cũ

    Image
    Cải tạo nhà phố xuống cấp, lỗi thời thành căn nhà hiện đại, tiện nghi

    Cải tạo nhà phố xuống cấp, thiết kế cũ lỗi thời lột xác thành căn nhà hiện đại, tiện nghi, đáng sống (Nguồn: Internet)

    Mẫu 2: Cải tạo mặt tiền nhà ống

    Image
    Cải tạo mặt tiền nhà 2 tầng cũ, mang đến một diện mạo hoàn toàn mới

    Cải tạo nhà 2 tầng cũ, mang đến một diện mạo hoàn toàn mới, phù hợp với xu hướng sống hiện đại (Nguồn: Internet)

    Mẫu 3: Cải tạo nhà ống 3 tầng

    Image
    Cải tạo nhà 3 tầng từ lỗi thời sang hiện đại, sang trọng

    Cải tạo nhà 3 tầng từ lỗi thời sang hiện đại, sang trọng (Nguồn: Internet)

    Mẫu 4: Cải tạo nhà nhỏ hẹp

    Image
    Cải tạo nhà cũ, nhỏ thành nhà cấp 4 hiện đại, khang trang

    Cải tạo nhà cũ xuống cấp nghiêm trọng đã được tân trang, biến hóa thành một ngôi nhà cấp 4 hiện đại, khang trang và tiện nghi (Nguồn: Internet)

    Mẫu 5: Cải tạo nhà cấp 4 nông thôn đẹp

    Image
    Cải tạo nhà nhỏ và lỗi thời giúp không gian sống trở nên rộng rãi

    Cải tạo nhà nhỏ và lỗi thời giúp không gian sống trở nên rộng rãi, hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng (Nguồn: Internet)

    Mẫu 6: Cải tạo nhà cấp 4 cũ

    Image
    Cải tạo nhà có quy mô nhỏ thành quy mô lớn, rộng rãi, khang trang

    Cải tạo nhà có quy mô nhỏ thành quy mô lớn, rộng rãi, khang trang (Nguồn: Internet)

    Mẫu 7: Cải tạo nhà cấp 4 nhỏ

    Image
    Ý tưởng cải tạo nhà cấp 4 mái ngói đẹp, hiện đại

    Ý tưởng cải tạo nhà cấp 4 mái ngói đẹp, hiện đại (Nguồn: Internet)

    Mẫu 8: Cải tạo nhà phố, mặt tiền

    Image
    Cải tạo nhà 2 tầng cũ kỹ thành ngôi nhà 2 tầng hiện đại, sang trọng

    Một bước lột xác đầy ngoạn mục từ ngôi nhà 2 tầng cũ kỹ thành ngôi nhà 2 tầng hiện đại, sang trọng (Nguồn: Internet)

    Mẫu 9: Cải tạo nhà 3 tầng thành 4 tầng

    Image
    Ý tưởng cải tạo nhà mặt tiền 3 tầng sang 4 tầng

    Ý tưởng cải tạo nhà mặt tiền 3 tầng sang 4 tầng (Nguồn: Internet)

    Mẫu 10: Cải tạo nhà gác lửng

    Image
    Cải tạo nhà, mở rộng diện tích phòng khách đẹp, hiện đại hơn

    Cải tạo nhà, mở rộng diện tích phòng khách biến không gian sống trở nên đẹp và hiện đại hơn (Nguồn: Internet)

    >> Tham khảo thêm:

    Quy trình cải tạo nhà cũ trọn gói

    Bước 1: Xác định mục đích và ngân sách
    Gia chủ cần xác định rõ mục tiêu cải tạo (mở rộng diện tích, thay đổi phong cách, phục vụ kinh doanh,…) và ước lượng ngân sách cho các hạng mục cần thực hiện.

    Bước 2: Chọn nhà thầu thi công
    Nhà thầu là yếu tố quyết định chất lượng công trình. Chủ nhà nên lựa chọn đơn vị có kinh nghiệm và uy tín, có quy trình làm việc rõ ràng, chính sách bảo hành minh bạch và phản hồi tốt từ khách hàng trước đó.

    Bước 3: Khảo sát thực tế công trình

    Tiếp theo, gia chủ và nhà thầu cần phải trao đổi với nhau để thực hiện khảo sát hiện trạng của ngôi nhà. Các yếu tố quan trọng cần được xem xét trong quá trình này bao gồm:

    • Kết cấu của hệ thống móng, dầm, cột,... 
    • Tình trạng ẩm mốc của bề mặt tường, trần bên trong và bên ngoài, cũng như của nhà vệ sinh, sân thượng,...
    • Kiểm tra hệ thống điện - nước và cửa ra vào, cửa sổ
    • Các vấn đề liên quan đến thoát hơi, rò rỉ nước,... ở vị trí giáp với nhà hàng xóm.

    Bước 4: Lựa chọn phong cách và thiết kế bản vẽ
    Bạn cần chia sẻ yêu cầu cụ thể về cải tạo (thay đổi diện mạo, tối ưu công năng,…) và phong cách mong muốn. Dựa trên đó, nhà thầu sẽ đưa ra bản vẽ thiết kế phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của căn nhà. Chủ nhà cần đánh giá kỹ về sự phù hợp với kết cấu cũ, công năng sử dụng, thẩm mỹ, khả năng đón sáng và chống nóng, cùng với chi phí cải tạo.

    Bước 5: Xin giấy phép cải tạo nhà
    Nếu cải tạo bao gồm thay đổi kết cấu hoặc công năng sử dụng (như nâng tầng, làm văn phòng), chủ nhà cần xin giấy phép tại UBND địa phương. Còn nếu chỉ sửa chữa đơn giản (sửa đường ống, khắc phục thấm dột,…), không cần giấy phép.

    Bước 6: Sắp xếp, vận chuyển đồ đạc

    Khoảng vài ngày trước khi chuyển đến chỗ ở tạm thời để tiện cho việc cải tạo nhà, gia chủ cần bắt đầu sắp xếp và chuẩn bị đồ đạc để di dời. Đối với các vật dụng cá nhân có giá trị, việc tự đóng gói sẽ đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí hơn. Còn với những đồ có kích thước lớn như nội thất hay thiết bị điện tử, nên thuê dịch vụ chuyên nghiệp để đảm bảo việc vận chuyển diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.

    Bước 7: Tháo dỡ các hạng mục cũ

    Sau khi di chuyển đồ đạc và làm trống mặt bằng, công việc tiếp theo là tháo dỡ các phần đã xuống cấp như bỏ lớp trát tường cũ, tháo gạch sàn, phá mái nhà, thay thế trần,... Cần lưu ý rằng các bước tháo dỡ có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của công trình.

    Image
    Để chuẩn bị cải tạo nhà, cần tiến hành gỡ các phần đã xuống cấp

    Để chuẩn bị cải tạo nhà, cần tiến hành gỡ các phần đã xuống cấp (Nguồn: Internet)

    Bước 8: Chuẩn bị vật tư và hệ thống điện, nước
    Chủ nhà cần kiểm tra vật tư đầu vào để đảm bảo đúng chủng loại, số lượng và chất lượng theo thiết kế. Ngoài ra, trong quá trình thi công cải tạo nhà, chủ nhà cũng cần cung cấp nguồn nước và điện đầy đủ để đội thầu thợ có thể sử dụng máy móc, ánh sáng và thiết bị cần thiết cho các công việc như tô trát tường, làm sạch mặt bằng,...

      Image
      Tấm xi măng DURAflex là vật liệu đa năng dùng để cải tạo nhà ở

      Tấm xi măng DURAflex có đa dạng tính năng và mẫu mã bền đẹp để cải tạo nhà ở (Nguồn: Internet)

      >> Xem thêm: 

      Bước 9: Tiến hành thi công cải tạo

      Sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý, di chuyển đồ đạc và chuẩn bị vật liệu xây dựng, chủ nhà sẽ bắt đầu thực hiện công việc cải tạo nhà cũ. Quá trình này thường được thực hiện qua ba giai đoạn chính như sau:

      • Giai đoạn 1: Tháo dỡ các phần đã xuống cấp như lớp trát tường cũ, sàn gạch, mái nhà, trần nhà,...
      • Giai đoạn 2: Tiến hành xây dựng và cải tạo các phần thô như tường, trần, sàn, hệ thống điện - nước và các khu vực khác theo bản vẽ thiết kế mới.
      • Giai đoạn 3: Bố trí nội thất theo phong cách cá nhân.

      Bước 10: Nghiệm thu và bàn giao nhà

      Sau khi hoàn tất quá trình cải tạo, chủ nhà cần tiến hành đánh giá và kiểm tra kỹ lưỡng từng phần cải tạo bằng các phương pháp như đo đạc, thử nghiệm và kiểm tra chất lượng. Nếu không có bất kỳ sai sót nào, chủ nhà sẽ chuyển đồ vào nhà mới và chính thức nhận bàn giao nhà.

      Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, tùy chính sách bảo hành của từng nhà thầu mà sẽ thực hiện các biện pháp sửa chữa hoặc bảo trì cần thiết.

      Image
      Khi hoàn tất quá trình cải tạo, chủ nhà cần tiến hành đo đạc kỹ lưỡng 

      Sau khi hoàn tất quá trình cải tạo nhà, chủ nhà cần tiến hành đo đạc kỹ lưỡng (Nguồn: Internet)

      >> Xem thêm: Các bước cải tạo nhà xưởng chi tiết, đúng kỹ thuật 2025

      Báo giá cải tạo nhà cũ trọn gói 2025

      Chi phí cải tạo nhà cũ trọn gói sẽ bao gồm giá thiết kế và thi công thường dao động từ 300 - 700 triệu đồng. Tùy vào hạng mục cải tạo (phá dỡ nhà, đổ bê tông, tô tường,...), diện tích thi công, giá vật liệu xây dựng,... mà sẽ có mức chi phí khác nhau.

      Để tiết kiệm chi phí thi công, vận chuyển và xây sửa sau này, gia chủ nên lựa chọn vật liệu xây dựng làm sàn, vách, trần chất lượng, uy tín. Đáp ứng các tiêu chí đó, DURAflex đã cho ra mắt sản phẩm Tấm xi măng DURAflex với trọng lượng siêu nhẹ cùng đa dạng kiểu dáng (trơn, vân gỗ, vân đá), phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khi cải tạo nhà cũ. Sản phẩm đang được sử dụng cho nhiều giải pháp trong các công trình xây dựng và cải tạo nhà ống, nhà cấp 4, nhà gác lửng, nhà tiền chế, nhà khung thép, nhà container, nhà xưởng, văn phòng,...

      Image
      Chi phí cải tạo nhà cũ từ 300 - 700 triệu

      Chi phí cải tạo nhà cũ dao động từ 300 - 700 triệu đồng (Nguồn: Internet)

      Ngoài ra, Tấm xi măng DURAflex 2X còn có nhiều ưu điểm vượt trội khác như:  

      • Độ bền chắc: Tấm xi măng DURAflex áp dụng công nghệ chưng áp độc quyền của Saint-Gobain giúp ổn định cấu trúc tinh thể, tạo ra kết cấu vững chắc và bền bỉ với thời tiết. Cấu trúc đa liên kết của sợi cellulose giúp vật liệu có độ uốn và độ linh hoạt rất cao. 
      • Chịu ẩm vượt trội: Tấm xi măng đúc sẵn DURAflex có liên kết chặt chẽ với khe rỗng hít thở 2 chiều giúp vật liệu có khả năng chịu ẩm, chịu nước cao. Đặc điểm này rất cần thiết trong việc cải tạo nhà bếp, nhà tắm hoặc những khu vực trong nhà thường xuyên tiếp xúc với nước.
      • Chống cháy: Sản phẩm được chế tạo từ các thành phần không cháy như xi măng Portland, cát mịn, đá vôi và sợi Cellulose nghiền bi siêu mịn. Điều này làm cho tấm xi măng chống cháy DURAflex 2X trở thành lựa chọn phổ biến trong các công trình yêu cầu tiêu chuẩn chống cháy cao.
      • Cách âm hiệu quả: Cấu tạo gồm 2 mặt xi măng kết hợp cùng khung xương Vĩnh Tường cho vật liệu có khả năng cách âm từ 40dB trở nên, mang đến sự riêng tư và yên tĩnh cần thiết, rất phù hợp để làm vật liệu cải tạo phòng ngủ, phòng giải trí và những nơi đòi hỏi sự riêng tư trong nhà. 
      • Bề mặt phẳng mịn: Toàn bộ vật liệu có cấu trúc đồng nhất từ lõi đến bề mặt nhờ thành phần được trộn và nghiền bi siêu mịn. Nhờ đó, bạn không cần phải bả bột hoặc trét matit làm phẳng gây tốn thời gian và chi phí nhân công trong quá trình cải tạo. 
      • An toàn sức khỏe: Các vật liệu trên đều đã được TUV - Đức kiểm chứng đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Sản phẩm 100% không chứa amiăng (chất gây ung thư), được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ASTM C 1186 (Hoa Kỳ). Ngoài ra, sản phẩm còn đạt chứng nhận xanh quốc tế Green Label Singapore, hứa hẹn sẽ là giải pháp sống “xanh” hoàn hảo cho những gia chủ quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
      Image
      Tấm xi măng DURAflex 2X

      Tấm Cemboard DURAflex ứng dụng cải tạo sàn, tường, vách, mái nhà hiệu quả

      Báo giá tấm xi măng DURAflex 2X

      Các dòng sản phẩm của DURAflex như tấm xi măng DURAflex, tấm vân gỗ DURAwood, tấm xi măng vân đá,... nổi bật với tính năng bền chắc, chịu ẩm, chống cháy, an toàn cho sức khỏe, sử dụng được cho mọi công trình từ nhà dân dụng, văn phòng đến trung tâm thương mại,...

      Hãy để DURAflex trở thành đối tác tin cậy đem đến cho gia chủ không gian sống đẳng cấp và đầy đủ tiện nghi. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và đồng hành cùng gia chủ trong suốt quá trình cải tạo căn nhà. Liên hệ với DURAflex qua hotline 1800 1218 hoặc website để được tư vấn chi tiết và báo giá hợp lý.

      Kết luận

      Bài viết trên đây đã cung cấp cho gia chủ những thông tin cần thiết khi quyết định cải tạo nhà, cũng như giới thiệu 15 mẫu cải tạo nhà cũ đẹp để gia chủ tham khảo. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho gia chủ trong việc thiết kế một ngôi nhà bền, đẹp, chất lượng.

      Để biến giấc mơ “vịt hóa thiên nga” cho ngôi nhà cũ của mình thành hiện thực, gia chủ hãy đặt niềm tin vào các sản phẩm của DURAflex. Với tính năng đa dạng và mẫu mã hiện đại, phù hợp cho mọi phong cách thiết kế, DURAflex hứa hẹn sẽ mang lại cho gia chủ không gian sống đẳng cấp và đầy sang trọng.  

      Đánh giá và nhận xét

      Đánh giá trung bình

      0/5

      5

      4

      3

      2

      1

      Chia sẻ và nhận xét về bài viết

      Chia sẻ và nhận xét về bài viết

      Đánh giá của bạn về bài viết:

      Bài viết chưa có đánh giá nào